Camera quan sát (giám sát) nói chung có 4 thông số mà bạn cần phải quan tâm.

·                                 Độ phân giải (Resolution)

·                                 Cảm biến hình ảnh (Image sensor)

·                                 Ống kính (Lens)

·                                 Độ nhạy sáng (IR)

1.                Độ phân giải: là mức độ sắc nét của hình ảnh. Để đánh giá về đọ nét của camera thường căn cứ theo giá trị TV lines ( tần số quét ngang trong một đơn vị thời gian). TV lines càng cao, hình ảnh càng rõ nétà giá thành càng cao. Thông thường có 420 TVL, 480 TVL, 520 TVL, 600TVL, ^%) TVL, 700TVL, 800 TVL…
2.                Cảm biến hình ảnh: Cảm biến hình ảnh là bộ phận đầu tiên của camera tiếp nhận hình ảnh, các tín hiệu này sau đó trải qua 1 quá trình xử lý do phần mạch điện của camera và cuối cùng xuất ra hình ảnh ở dang analog (tín hiệu tương tự) mà chúng ta thấy được. Sensor ví như đôi mắt của con người, 1 đôi mắt tốt sẽ nhìn thấy những hình ảnh đẹp, trong sáng, rõ ràng. Một đôi mắt xấu sẽ nhìn thấy những hình ảnh lờ mờ, nhòe nhọet…
Trên thị trường hiện tại có nhiều lọai sensor do niều hãng cung cấp khác nhau: Sony, Sharp, LG, Samsung … và 1 số sensor thương mại không nổi tiếng khác.
Đối với camera quan sát, thông dụng nhất là 2 lọai Sony & Sharp. Trong đó Sony cho hình ảnh & màu sắc đẹp hơn nên được ưa chuộng hơn -> giá cũng cao hơn.
Về mặt kỹ thuật, các sensor được chế tạo từ 2 công nghệ chính:
- CCD (Charge-Coupled Device)
CMOS (Complementary metal–oxide–semiconductor)
3.                Ống kính:
A.  Nếu sensor quyết định việc nhìn thấy hình ảnh đẹp hay xấu thì ống kính lại quyết định việc nhìn thấy xa, gần, rộng, hẹp như thế nào. Ống kính, bản thân nó là 1 thấu kính. Và tiêu cự của ống kính quyết định việc nhìn thấy xa hay gần của ống kính đó. Tiêu cự càng lớn, tầm nhìn của camera càng xa.
Lọai tiêu cự cố định: 2.1mm, 2.8mm, 3.6mm, 4mm, 6mm, 12mm, 16mm, 25mm…
Lọai tiêu cự thay đổi được (ống kính zoom) : Cho phép điều chỉnh tiêu cự trong 1 khỏang nào đó ( ví dụ từ 3.6~25mm) để quan sát tốt nhất đối tượng. 
Khổ hình của hình ảnh quan sát được sẽ tỉ lệ với tiêu cự của ống kính.
Ví dụ: Ta đang quan sát 1 vật có kích thước là X với ống kính 6mm. Nếu vẫn giữ nguyên cự ly quan sát đó nhưng thay bằng ống kính 12mm, thì kích thước của đối tượng bây giờ sẽ là 2X. thay bằng ống kính 24mm thì kích thước nhìn thấy sẽ là 4X.. v.v…
Đây cũng chính là nguyên tắc của ống kính ZOOM.
B.  Góc nhìn (góc mở) của ống kính. 
Góc mở càng lớn, tầm quan sát càng rộng.
Tuy nhiên, Góc mở và tiêu cự có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: tiêu cự càng lớn thì góc mở càng nhỏ.  
4.                Độ nhạy sáng.
Cường độ ánh sáng là yếu tố quan trọng để có thể nhìn thấy hình ảnh. .. cũng như đôi mắt của chúng ta, khó có thể thấy gì rõ ràng trong đêm tối.