Có khá nhiều câu hỏi được đặt ra xung quang 2 thiết bị là Camera và đầu ghi hình Camera. Trong bài này samtech.vn xin giải đáp một số câu hỏi của phần lớn khách hàng nhằm giúp các bạn có được sự am hiểu tốt hơn về Camera và đầu ghi hình Camera.
 

1. Hệ thống camera quan sát thông thường bao gồm những gì?

Một hệ thống camera quan sát thông thường bao gồm: camera + đầu ghi hình DVR độc lập (hoặc card DVR cắm máy tính) + màn hình để theo dõi.

Với hệ thống quan sát qua internet: (vẫn phải bao gồm những bộ phận trên)

- Nếu là camera thông thường thì cần card DVR hoặc đầu ghi DVR (loại có hỗ trợ kết nối internet)

- Nếu là camera IP: có thể kết nối trực tiếp lên mạng (vì đã được tích hợp server)
 

2. Lắp đặt hệ thống Camera quan sát cần chuẩn bị những gì ?

Trước khi lằp đặt một hệ thống Camera quan sát bạn cần chuẩn bị : 
- Xác định các khu vực cần quan sát, các vị trí lắp đặt camera. Chuẩn bị số lượng camera tương ứng. 
- Xác định vị trí đặt đầu ghi hình. Chuẩn bị một đầu ghi hình. 
- Tính toán dung lượng đĩa cứng để lưu hình ảnh. Chuẩn bị một đĩa cứng HD tương ứng. 
- Một màn hình Ti vi hoặc máy tính để giám sát. 
- Nếu bạn muốn coi hình ảnh quan sát từ internet thì chuẩn bị đường truyền ADSL hoặc đường truyền cáp quang internet. Và một modem tương ứng.

 

3. Thành phần của một Camera quan sát gồm những gì?

Một Camera quan sát bao gồm cảm biến camera, ống kính (Lens), vỏ chứa camera và chân đế. 
- Cản biến Camera: Thu các tín hiệu hình ảnh truyền về Đầu Ghi Hình hoặc Tivi monitor để theo dõi. 
- Ống kính (Lens): là các thấu kính, để chỉnh tầm nhìn rộng hay xa gần. Thường thi camera đã có sẵn, chỉ có camera thân hình hộp thì không có sẵn ống kính. 
- Vỏ chứa camera: Dùng bảo quản camera trong trường hợp lắp đặt camera ở ngoài trời. 
- Chân đế: dùng để gắn camera (nếu dùng loại Camera tròn thì không cần).

 

4. Camera dùng nguồn điện như thế nào ?

Mỗi camera đều dùng một Adapter để chuyển nguồn điện lưới AC 220V để chuyển sang nguồn 6/9/12VDC hoặc 24VAC. Dòng điện cung cấp cho camera nhỏ dưới 2A. 
Ngoài ra người ta còn dùng bộ nguồn tổng có dòng điện lớn dùng cung cấp nguồn cho nhiều camera đồng thời.

 

5. Thông số kỹ thuật của camera có ghi 1/3” hay 1/4” nghĩa là gì?

Đây là thông số kích cỡ cảm biến hình ảnh: 1 inchs = 2.54 cm, camera có cảm biến 1/3” sẽ có góc rộng hơn 1/4”

 

6. Sự khác nhau cơ bản giữa zoom quang (optical) và zoom số (digital)?

Zoom quang và zoom số đều có tính năng là phóng to hình ảnh được chọn nhưng với zoom quang khi phóng to chất lượng hình ảnh không thay đổi vì zoon quang sử dụng ống kính quang học còn zoom số khi phóng to chất lượng hình ảnh sẽ giảm vì mật độ điểm ảnh giảm ( hình ảnh sẽ bị vỡ, không rõ ). Muốn zoom số được nhiều lần không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh thì độ phân giải ảnh phải cao ( đơn vị là pixel ), độ phân giải cao thì kích thước file ảnh lớn khó lưu trữ.


7. Sự khác nhau cơ bản giữa camera thông thường và camera IP?

Sự khác nhau cơ bản nhất của camera thông thường và camera IP là : camera IP có khả năng chạy trực tiếp trên mạng ( chuẩn giao diện cứng RJ45 ) còn camera thông thường thì không thực hiện được việc này, nếu một camera thông thường muốn đưa lên mạng thì phải kết nối thông qua thiết bị trung gian là camera Server hoặc máy tính.


 

8. Tại sao ban đêm Camera hồng ngoại xem hình ảnh chỉ thấy hình trắng đen ?

Camera hồng ngoại hoạt động như sau : Khi trời tối các đèn hồng ngoại trong camera sẽ phát ánh sáng hồng ngoại và cảm biến của camera sẽ nhận được ánh sáng hồng ngoại phản xạ từ vật thể. Do ánh sáng hồng ngoại là ánh sáng đơn sắc nên bạn chỉ thấy hình trắng đen.

 

9. Sự khác nhau cơ bản giữa card DVR và đầu DVR độc lập?

- Card DVR phải cắm vào máy tính và sử dụng các tài nguyên máy tính (cần cài đặt phần mềm cho card). Tất cả các card DVR đều có thể đưa hình ảnh lên mạng (quan sát từ xa).

- Đầu DVR hoạt động độc lập, không cần phải dùng đến máy tính riêng, có khả năng lưu trữ hình ảnh, và nhiều tính năng khác nữa. Đầu DVR có loại hỗ trợ đưa hình ảnh lên mạng có loại không hỗ trợ.


10. Lượng dữ liệu của đầu DVR như thế nào?

Một file là một gói dữ liệu. Kích thước file thể hiện có bao nhiêu dữ liệu chứa trong nó.

Kích thước file ảnh có liên quan đến, độ phân giải (resolution), chuyển động, dạng nén, và các nhân tố khác nữa. Cuối cùng thì file sẽ được chứa trong ổ đĩa cứng của DVR.

Nếu hệ số nén càng cao thì kích thước file càng nhỏ. Khi file càng nhỏ thì tốc độ truyền càng nhanh và tốn ít bộ nhớ để lưu trữ, nhưng hình ảnh lại không rõ nét.

Công nghệ mới cho phép có nhiều cách để nén được dữ liệu mà vẫn đảm bảo được chất lượng dữ liệu đạt yêu cầu. Một DVR có độ phân giải tốt có khả năng hiển thị, ghi hình và truyền dữ liệu độc lập với nhau. Khi đó bạn vừa có thể ghi hình với chất lượng cao, và vừa có thể truyền dữ liệu, mục đích là không để lỗi mạng và có hình ảnh nét hơn.


 

11. Việc nén tín hiệu số của DVR như thế nào?

Nén được thực hiện khi luồng dữ liệu vào được phân tích và loại bỏ bớt những phần dữ liệu không cần thiết.

Có 3 kiểu nén là : phần cứng và phần mềm. Có cả chức năng nén và giải nén.

Nén là thu gọn lại dữ liệu, truyền, và lưu trữ. Còn giải nén là hiển thị lại dữ liệu đã được ghi.

Khi sử dụng công cụ nén bằng phần cứng thì chỉ mất ít dữ liệu, và tất cả công việc nén được thực hiện hoàn toàn trên mạch phần cứng có chức năng đặc biệt.

Khi sử dụng công cụ nén bằng phần mềm thì yêu cầu sử dụng tại nguyên máy tính phục vụ chức năng này.

Chuẩn nén tín hiệu số gồm có các chuẩn sau:

Chuẩn MJPEG:

Đây là một trong những chuẩn cổ nhất mà hiện nay vẫn sử dụng. MJPEG (Morgan JPEG). Chuẩn này hiện chỉ sử dụng trong các thiết bị DVR rẻ tiền, chất lượng thấp. Không những chất lượng hình ảnh kém, tốn tài nguyên xử lí, cần nhiều dung lượng ổ chứa, và còn hay làm lỗi đường truyền.

Chuẩn MPEG2:

Chuẩn MPEG là một chuẩn thông dụng. Đã được sử dụng rộng rãi trong hơn một thập kỉ qua. Tuy nhiên, kích thước fle lớn so với những chuẩn mới xuất hiện gần đây, và có thể gây khó khăn cho việc truyền dữ liệu.


Chuẩn MPEG4:

Mpeg-4 là chuẩn cho các ứng dụng MultiMedia. Mpeg-4 trở thành một tiêu chuẩn cho nén ảnh kỹ thuật truyền hình số, các ứng dụng về đồ hoạ và Video tương tác hai chiều (Games, Videoconferencing) và các ứng dụng Multimedia tương tác hai chiều (World Wide Web hoặc các ứng dụng nhằm phân phát dữ liệu Video như truyền hình cáp, Internet Video...). Mpeg-4 đã trở thành một tiêu chuẩn công nghệ trong quá trình sản xuất, phân phối và truy cập vào các hệ thống Video. Nó đã góp phần giải quyết vấn đề về dung lượng cho các thiết bị lưu trữ, giải quyết vấn đề về băng thông của đường truyền tín hiệu Video hoặc kết hợp cả hai vấn đề trên.

Với MPEG-4, các đối tượng khác nhau trong một khung hình có thể được mô tả, mã hoá và truyền đi một cách riêng biệt đến bộ giải mã trong các dòng cơ bản ES (Elementary Stream) khác nhau. Cũng nhờ xác định, tách và xử lý riêng các đối tượng (như nhạc nền, âm thanh xa gần, đồ vật, đối tượng ảnh video như con người hay động vật, nền khung hình …), nên người sử dụng có thể loại bỏ riêng từng đối tượng khỏi khuôn hình. Sự tổ hợp lại thành khung hình chỉ được thực hiện sau khi giải mã các đối tượng này.

Chuẩn H 2.64

Chuẩn H 2.64AVC, cũng được biết đến như là chuẩn MPEG 10, nổi lên dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ nén hình ảnh. H 2.64 cũng cho chất lượng hình ảnh tốt nhất, kích thước file nhỏ nhất, hổ trợ DVD, và truyền với tốc độ cao so với các chuẩn trước đó. H 2.64 cũng là một chuẩn phức hợp.

 

KN Tổng hợp