Các thuật ngữ về CAMERA quan sát cần biết
Trước khi mua và lắp đặt hệ thống camera giám sát, bạn nên tìm hiểu một số thuật ngữ cơ bản
BLC – Back Light Compensation ( Bù ánh sáng ngược )
BLC là tính năng rất quan trong trong camera quan sát để điều chỉnh độ sáng của hình ảnh. Đây là tính năng về hình ảnh video đặc biệt được dùng để điều chỉnh cường độ ánh sáng của người hoặc vật thể ở phía trước với một nguồn ánh sáng không bị ảnh hưởng từ cường độ sáng mạnh của nguồn sáng là nguyên nhân mà đối tượng hay vật thể xuất hiện trên hình ảnh video của camera giám sát như bị viền-bóng hay tối hoặc nhòe.
Một ví dụ cụ thể cho tính năng này như hình bên dưới là khi một người đang bước vào qua ô cửa và ánh sáng từ phía sau làm cho hình ảnh của người ( như phía trước là khuôn mặt )này bị đen tối một lúc ( ta thường gọi bị ngược sáng khi chụp ảnh). Với camera giám sát có trang bị chức năng BLC, hình ảnh của người đang đi vào này sẽ tự động được hiệu chỉnh cho có độ sáng thích hợp để thấy được khuôn mặt.
Bật tính năng BLC trong camera quan sát
AGC – Automatic Gain Control ( Tự động bù tín hiệu ảnh)
Camera giám sát muốn thu hình thì ánh sáng phải đạt mức tối thiểu, dưới mức này thì không thể thu hình hoặc hình ảnh thu được sẽ bị mờ, không rõ nét. Với hỗ trợ tính năng AGC ( automatic gain control - Tự động bù tín hiệu hình ảnh ) là tính năng tự động điều chỉnh độ sáng trong các đoạn video để cho ra một mức độ sáng phù hợp hơn. Các tín hiệu được điều chỉnh tăng lên đến một mức độ trung bình theo thông số của camera để cho một loạt các mức tín hiệu đầu vào Nếu độ sáng yếu, mạch điện-tử AGC sẽ tự động tăng lên. Nếu hình ảnh quá sáng, AGC sẽ tự động làm giảm độ sáng.
Do vậy, khi lựa chọn mua một camera quan sát, tính năng AGC là một trong những tính năng quan trọng, đặc biệt là với mục đích sử dụng camera cho việc giám sát ban đêm.
WDR – Wide Dynamic Ranger
WDR – Wide Dynamic Range là tính năng hỗ trợ cho camera để cung cấp những bức ảnh rõ nét trong những điều kiện ánh sáng khác nhau hay xuất hiện nhiều dải sáng bị nhiễu.
Tính năng này của camera cho phép chụp và hiển thị cả hai vùng sáng và tối trên cùng một khung hình theo cách mà bức ảnh hiển thị rõ trên cả 2 vùng. Bức ảnh lúc này sẽ được điều chỉnh và cân bằng đồng đều để cho một bức ảnh rõ nét, trung thực. Tính năng WDR thường được khuyên dùng trong những điều kiện mà ánh sáng rọi vào từ nhiều hướng khác nhau như qua các cửa sổ, hành lang..
Đối với những khó khăn khiến camera gặp khó khăn trong việc xử lý ảnh từ khoảng nhiễu sáng lớn và nhiều vùng tối, camera có WDR được trang bị 2 CCD và chụp 2 hình ảnh giống nhau để xử lý và trả lại bức ảnh cuối cùng rõ ràng và sáng hơn nhiều lần.
Bật tính năng WDR trong camera quan sát
CCD – Charge Coupled Device
CCD là viết tắt của cụm từ Charge-Coupled Device. CCD được ví như bộ xử lý trung tâm (CPU) của máy tính, hay võng mạc trong mắt người. Đây là thiết bị điện tử bên trong Camera phát hiện ánh sáng vào Camer và chuyển đổi một hình ảnh được xử lý và ghi lại.
OSD - On-Screen Display
Hầu hết các Camera chỉ đơn giản là chụp lại hình ảnh và gửi cho DVR để xử lý. Tuy nhiên, một số Camera cao cấp hơn có hỗ trợ nhiều tính năng thực hiện một số xử lý hình ảnh như giảm tiếng ồn trước khi nó được đưa đến DVR. Camera có hỗ trợ tính năng OSD (hiển thị thông tin lên màn hình hiển thị) sẽ cung cấp một hệ thống menu được hiển thị trên màn hình hệ thống giám sát và được tạo ra từ Camera. Nó được sử dụng để thay đổi các thiết lập và thực hiện các điều chỉnh khác nhau để camera giám sát xử lý hình ảnh.
Tính năng OSD trong camera quan sát
ONVIF - Open Network Video Interface Forum
ONVIF (diễn đàn ngành về Camera quan sát có mang tính mở và toàn cầu), được phát triển để chuẩn hóa và đảm bảo khả năng tương thích giữa các thiết bị xử lý hình ảnh trên mạng trong việc trao đổi thông tin như: truyền hình ảnh, âm thanh, siêu dữ liệu (metadata) và thông tin điều khiển. Nhiệm vụ của ONVIF là giúp cho việc tích hợp giữa các thiết bị giám sát trở nên dễ dàng bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn mở toàn cầu: tiêu chuẩn kết nối thiết bị giám sát trên nền IP. Mục tiêu nền tảng của ONVIF là tiêu chuẩn hóa giao thức giữa các thiết bị thu phát hình ảnh qua mạng. Làm cho tương thích giữa các sản phẩm thu phát hình ảnh qua mạng mà không phụ thuộc vào nhà sản xuất và được sử dụng cho tất cả các công ty và tổ chức.
Nếu một sản phẩm mang chứng nhận ONVIF, nghĩa là khả năng tương thích của nó đã được tiêu chuẩn hóa (từ sản phẩm camera analog đến ip, đến các loại đầu ghi hình mà không kể thương hiệu sản xuất nào). Một sản phẩm mang chứng nhận ONVIF sẽ dễ dàng kết nối được với các sản phẩm mang chứng nhận ONVIF khác. Như vậy, ONVIF là tính năng tuyệt vời không chỉ dành cho camera analog, ip mà tất cả các thiết bị đầu ghi hình VDR.
Tổng hợp
Mời bạn xem thêm:
Những ưu điểm của công nghệ AHD so với công nghệ HD-SDI