Cảm biến báo cháy là gì? Được ứng dụng để làm gì?
Ngày nay, thiết bị báo cháy đã không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Tuy nhiên, lại ít ai biết mạch cảm biến báo cháy là gì? Nó có công dụng gì? Hầu hết khi chúng ta đi mua thiết bị báo cháy đều nghe nhân viên tư vấn bảo cái nào tốt thì mình mua. Mua về dùng không tốt thì biết là mình đã bị lừa. Vì vậy, khách hàng nên tìm hiểu về mạch về các sản phẩm liên quan đến giải pháp hữu ích này trước khi mua thiết bị báo cháy.
Cảm biến báo cháy là gì?
Mạch cảm biến báo cháy hay còn gọi là mạch cảm ứng báo cháy hay mạch cảm biến cháy. Mạch này được ứng dụng vào sản xuất thiết bị báo cháy. Mạch có khả năng cảm ứng và phát hiện những dấu hiệu của sự cháy như: Xuất hiện khói hay nhiệt độ không khí tăng cao. Khi phát hiện có dấu hiệu cháy, mạch sẽ kích hoạt còi báo động để báo hiệu. Một số thiết bị báo cháy sẽ kích hoạt đồng thời còi báo động và vòi phun nước.
Mạch cảm ứng báo cháy thường có 2 loại: Mạch báo cháy bằng cảm biến khói và mạch báo cháy dùng cảm biến nhiệt.
Mạch cảm biến báo cháy bằng cảm biến khói
Dấu hiệu của đám cháy lúc nào cũng có khói. Vì vậy, để nhanh chóng phát hiện cháy người ta đã sử dụng thiết bị có thể cảm biến được khói để báo cháy. Vì vậy, mạch báo cháy này đã được ứng dụng vào thiết bị báo cháy.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại cảm biến khói: Đầu cảm biến khói ion hóa và đầu cảm biến khói quang điện. Cả hai loại này đều cảm ứng được nhiều dạng khói và lửa khác nhau.
Đầu cảm biến khói ion hóa
Đầu cảm biến khói ion hóa phát hạt Alpha bằng đồng vị phóng xạ để tạo ra luồng ion hóa trong không khí. Khi có phần tử khói xuất hiện và chui vào bên trong luồng ion hóa. Lúc này dòng điện giữa hai cực sẽ suy giảm kích hoạt thiết bị phát tín hiệu báo động.
Đầu cảm biến khói ion hóa có độ nhạy rất cao nên thường hay xảy ra tình trạng báo động giả. Giá thành của đầu báo khói ion rẻ hơn đầu báo khói quang.
Đầu cảm biến khói quang
Đầu cảm biến khói quang gồm: Thiết bị cảm biến quang điện, thấu kính hội tụ ánh sáng và một nguồn sáng nhỏ. Các bộ phận này được lắp đặt bên trong buồng quang học. Khi có khói bay vào các thiết bị bên trong sẽ hoạt động làm kích hoạt hệ thống còi báo động.
Đầu cảm biến khói quang có thể cảm ứng và phát hiện được dấu hiệu của mọi đám cháy. Tuổi thọ của đầu cảm biến khói quang cao hơn đầu cảm biến khói ion hóa. Vì thế đầu báo khói quang được sử dụng rất phổ biến trên thị trường.
Mạch cảm biến bằng cảm biến nhiệt
Mạch báo cháy bằng cảm biến nhiệt dùng nhiệt trở âm làm bộ phận cảm biến nhiệt độ, IC Op-Amp LM358 làm bộ phận so sánh điện áp. Khi nhiệt độ trong không khí tăng cao làm giá trị nhiệt trở giảm xuống. Lúc này, bộ phận cảm biến nhiệt sẽ kích hoạt hệ thống chuông báo động.
Hiện nay, mạch cảm biến nhiệt ít phổ biến hơn so với mạch cảm biến khói. Vì khi nhiệt độ không khí đã tăng cao có thể ngọn lửa đã cháy lớn đã có những thiệt hại. Vì vậy, khách hàng thường ưu tiên sử dụng thiết bị báo cháy ứng dụng mạch cảm biến này.