Góc chết của camera là gì? Cách chọn góc để hạn chế góc chết
Góc chết của camera là gì?
Góc chết của camera hay còn được gọi là điểm mù, đây là vị trí không được lọt vào ống kính máy quay và là nơi những kẻ gian có thể lợi dụng để đột nhập. Góc chết phổ biến của camera có thể kể đến là ngay dưới chân camera bởi những camera góc rộng thì cũng chỉ có góc quay lên đến 30 độ nên vị trí dưới chân là không thể nhìn thấy.
Góc đối diện trực tiếp với nguồn sáng hay bóng đèn cũng có thể coi là góc chết của camera bởi khi ánh sáng quá gắt thì sẽ xảy ra hiện tượng cháy sáng khiến camera không thể nhìn thấy gì.
Đối với những camera lắp ngoài trời thì những yếu tố thiên nhiên như lá cây, phông bạt… có thể cản trở tầm quan sát của camera. Ví dụ vào mùa hè, những tán cây sum suê trước nhà có thể che nắng cho ống kính nhưng vào mùa đông cây rụng lá sẽ khiến ánh sáng chiếu trực tiếp vào camera tạo ra những điểm mù trong hệ thống an ninh của bạn.
Cách bố trí camera quan sát để hạn chế điểm mù:
Để hệ thống camera an ninh của bạn hoạt động tối ưu nhất thì nguyên tắc đầu tiên bạn cần chú ý khi lắp đặt là tầm nhìn của mỗi camera quan sát phải bao quát được điểm mù của camera gần nhất với nó.
Bạn cần xem xét các yếu tốt quyết định đến khả năng quan sát như diện tích khu vực quan sát, trường nhìn cần thiết của camera, thiết kế của ngôi nhà và phạm vi hoạt động của camera quan sát để có thể lựa chọn vị trí phù hợp. Nếu có thể, hãy đặt camera ở khoảng cách gần nhất có thể với khu vực quan sát, sau đó mới quyết định tới việc lựa chọn ống kính camera.
Nếu gian quan sát quá rộng cho 1 vị trí lắp đặt mà một camera góc rộng không để quan sát hết thì bạn có thể thử phương án lắp đặt 2 camera đối diện nhau, bằng cách này thì bạn có thể quan sát toàn bộ và không còn điểm chết bở góc chết của camera này sẽ được quan sát bởi camera kia.
Bạn cần cân nhắc xem hệ thống camera an ninh của mình cả trong nhà và ngoài trời xem có dễ bị phá hoại hay không. Nếu có thể, bạn hãy trang bị thêm cho hệ thống camera của mình lên trên cao, thoát khỏi tầm với của kẻ gian. Bên cạnh đó, bạn có thể lắp đặt thêm những vật dụng bảo vệ như khung sắt che chắn.
Một điều cuối cùng là nếu đã lắp đặt hệ thống camera thì bạn cần bảo dưỡng hệ thống định kỳ bằng cách lau chùi ống kính, kiểm tra jack kết nối để hệ thống camera luôn được hoạt động ổn định nhất.