Trước tình trạng bạo hành học đường và giáo viên lạm quyền có dấu hiệu gia tăng, nhiều người nêu lại ý tưởng lắp camera tại lớp, tạo cơ chế cho học sinh đánh giá giáo viên.

Sau loạt bài cô giáo bắt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng được Zing.vnphản ánh, độc giả Trần Văn Minh nêu ý kiến: "Các trường mầm non đều có camera... Tôi nghĩ nên áp dụng trên tất cả hệ thống trường học để phụ huynh có thể theo dõi con mình học hành ra sao".

Lắp camera chống bạo hành

Trao đổi với Zing.vn, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết việc lắp camera giám sát lớp học đã được nhiều trường ở Việt Nam áp dụng. Đây là cách làm rất đáng hoan nghênh, giúp nhà trường quản lý tốt hơn vấn đề bạo hành ở lớp học.

Hình ảnh một người đàn ông đang nhìn camera

Trường THPT Nam Sách (Hải Dương) trang bị hệ thống camera hiện đại. Ảnh:Nam Kai.

Hãy thử đặt giả thuyết nếu lớp học của em Nguyễn Song Toàn (THPT Long Thới, TP.HCM) được giám sát qua camera, liệu có xảy ra sự việc cô giáo không giảng bài suốt cả học kỳ mà nhà trường không biết? Hay nếu có camera trong phòng học của lớp 3A5, trường tiểu học An Đồng, liệu cô giáo có dám bắt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng? 

Tương tự, nhiều hình phạt quá đáng, chủ yếu dựa vào "óc sáng tạo" của giáo viên sẽ bị hạn chế, nếu họ hiểu rằng hành vi của mình đang được camera ghi lại.

Phụ huynh Trần Phương Nhung (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhận định việc lắp đặt camera giám sát sẽ hạn chế những vụ giáo viên bạo hành học sinh. Hoặc nếu sự việc vẫn xảy ra, nhà trường cũng không thể để nó kéo dài nhiều ngày tháng vẫn trả lời công luận bằng hai chữ "không biết".

Ý kiến lắp camera giám sát ở lớp học đã được bàn luận trong nhiều năm qua và luôn có những luồng ý kiến trái chiều. Ngoài vấn đề kinh phí, nhiều người cho rằng việc lắp camera sẽ gây ức chế cho giáo viên, tạo tâm lý không tốt cho học sinh.

Camera không phải biện pháp hữu hiệu để hạn chế bạo hành học đường. Cái gốc của vấn đề vẫn nằm ở việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc việc sử dụng camera như biện pháp hỗ trợ khi nạn bạo hành học sinh đang dần mất kiểm soát.

Cho học sinh đánh giá giáo viên

Năm 2013, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ từng khẳng định việc xây dựng bộ công cụ thu thập ý kiến phản hồi của học sinh về các thầy cô là rất cần thiết. Đây cũng là một trong những minh chứng quan trọng để đánh giá chuẩn giáo viên.

Từ đó đến nay, câu chuyện cho học sinh đánh giá giáo viên vẫn chưa được toàn ngành giáo dục hưởng ứng. Thậm chí, học sinh ngày càng bất lực trước những hành vi khó hiểu của giáo viên như không giảng bài, bắt học sinh quỳ gối.

Theo Ngân Trương - nữ sinh trường trung học Woodward (Mỹ), trước khi kết thúc một học kỳ, học sinh trường em sẽ tiến hành đánh giá giáo viên (Teacher evaluation). Đây là hình thức học sinh chấm điểm giáo viên nhưng hoàn toàn ẩn danh. Giáo viên không được biết ai nêu ý kiến về mình nên không thể "trù dập".

Hình ảnh tờ giấy có chữ tiếng Anh

"Vừa ý hay không vừa ý" -  các trường phổ thông ở Mỹ thường chủ động thu thập ý kiến học sinh về những giáo viên của mình. Ảnh minh họa.

Nhà trường sẽ hỏi các câu hỏi như bạn có thích cách dạy của giáo viên không? Cách dạy của giáo viên này có hiệu quả với bạn không? Giáo viên có chuẩn bị đầy đủ giáo án cho lớp không? Giáo viên có hành vi nào lệch chuẩn không? Sau cùng là bạn có thêm ý kiến gì không?

Mỗi câu hỏi đều đi kèm với thang điểm 1-5, với mức 1 là hoàn toàn phản đối và mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Sau khi tổng hợp kết quả, giám đốc học vụ của nhà trường sẽ tiến hành gặp gỡ riêng từng giáo viên, chất vấn họ về những phản hồi không tốt từ phía học sinh. 

Vào cuối năm học, giáo viên lại có buổi họp với nhà trường để nghe đánh giá việc dạy học của mình có gì chưa đúng và cần sửa chữa. Giáo viên nhận được nhiều phản hồi không tốt từ phía học sinh sẽ bị kiểm điểm, nếu không cải thiện được tình hình sẽ bị sa thải.

Ngoài ra, ban giám hiệu của trường cũng thỉnh thoảng ghé qua lớp để dự thính (không báo trước) xem việc dạy và học như thế nào.

Hà My - du học sinh trường trung học Pope John XXIII, Mỹ - khẳng định học sinh thấy giáo viên làm sai có thể trực tiếp gặp hiệu trưởng để nói chuyện một cách bình thường, không căng thẳng.

"Học sinh có vấn đề gì cứ thoải mái nêu quan điểm, sẽ có người đi kiểm tra và xác nhận, đưa biện pháp giải quyết", My nói.

Ở Mỹ, hành vi đánh học sinh dù là nhẹ cũng có thể khiến giáo viên phải hầu tòa. Vậy nên giáo viên chỉ nhắc nhở hoặc lớn tiếng phê bình học sinh. Mức phạt cao hơn là đình chỉ học và mời phụ huynh. Cuối cùng là đuổi học. Tuy nhiên những hình phạt này chỉ được thông báo cho cá nhân học sinh vi phạm, không công khai cho lớp hay trường.

Các cá nhân, công ty, nhà trường có nhu cầu lắp camera giám sát vui lòng liên hệ Samtech.vn. Đây là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm camera giám sát chất lượng hàng chính hãng với chính sách bảo hành tốt sẽ đem lại sự trải nghiệm sản phẩm thú vị cho các khách hàng và sự an tâm tuyệt đối.

 


Mọi thông tin về camera giám sát xin liên hệ:

Hotline 090.340.1993 hoặc 096.777.0472

Website: http://samtech.vn