Nhà thông minh không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người dùng Việt. Thiết bị nhà thông minh ngày một đa dạng, đi kèm là nhiều tính năng nhiều đổi mới. Song, không phải người dùng nào cũng hiểu rõ đặc điểm của các hệ thống khác nhau. Và từ đó dẫn đến lựa chọn thiết bị không tối ưu cho ngôi nhà.

Cùng xem qua bài viết sau để biết về nhà thông minh không dây phổ biến hiện nay. Trong đó, lựa chọn mạng không dây wifi hay cục bộ thì tối ưu hơn cũng sẽ được giải đáp. Đặc biệt là hữu ích với người dùng mới tìm hiểu về SmartHome.

Vì sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh?

1. Nguyên lý hoạt động của thiết bị thông minh không dây
Thiết bị thông minh không dây có thể hiểu là việc các thiết bị giao tiếp với hoàn toàn qua sóng không dây. Các sóng này có thể là sóng Wifi, Zigbee, Z-wave, Bluetooth,…

Tùy thuộc vào các thương hiệu thiết bị khác nhau sẽ có một “trung tâm”, hay là các server xử lý và điều tiết riêng. Các server này sẽ hoạt động như một bộ lưu trữ, nhận lệnh và điều khiển toàn bộ thiết bị trong hệ thống. Đôi khi các Server này  được goi là “Cloud”.

Điều cần lưu ý rằng bất cứ thiết bị nhà thông minh nào cũng sẽ cần đến mạng Internet với hai mục đích chính:

Truyền dữ liệu: Đối với một số thiết bị có hỗ trợ điều khiển cục bộ (Local Control). Thì không phải lúc nào cũng cần đến mạng internet làm cầu nối điều khiển. Song mạng Internet vẫn cần thiết để bộ thiết bị trung tâm (hub) được cập nhật phần mềm ,…

Điều khiển từ xa: Khi người dùng ra khỏi nhà, thì Cloud sẽ nhận lệnh và điều khiển thiết bị trong nhà qua Internet.

2. Phân biệt thiết bị nhà thông minh điều khiển cục bộ và không cục bộ
Thông thường với các hệ thống nhà thông minh đơn giản và có sử dụng các nền tảng nhà thông minh (như Amazon Alexa và Google Home).  Quá trình điều khiển và hoạt động của các thiết bị thông minh sẽ như sau

Giai đoạn 1: Người dùng ra lệnh trên ứng dụng điều khiển trên điện thoại/ máy tính bảng. Dữ liệu này sau đó sẽ được truyền bằng sóng wifi tới modem mạng để chuẩn bị truyền lên Internet.
Giai đoạn 2: Lệnh được truyền lên Internet, truyền sang Cloud trung tâm của Amazon Alexa/ Google.
Giai đoạn 3: Cloud nền tảng nhà thông minh nhận lệnh và truyền xuống Server của thiết bị con (có thể là Philips Hue, Yeelight,…).
Giai đoạn 4: Server đẩy lệnh xuống modem mạng và điều khiển thiết bị con tương ứng.
Quy trình hoạt động này thường áp dụng cho các thiết bị nhà thông minh không có điều khiển cục bộ. Và cũng tương tự với khi người dùng điều khiển thiết bị nhà thông minh khi không có mặt ở nhà.

Vì sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh?

3. Ưu điểm của sử dụng điều khiển cục bộ Local trong nhà thông minh
Qua quá trình phân tích trên, người dùng dễ dàng nhận thấy nhược điểm của hệ thống nhà thông minh không cục bộ .Chính là ở việc trải qua quá nhiều bước để có thể phản hồi. Trong đó một số vấn đề có thể nói đến là:

Độ phản hồi chậm: Đơn giản vì trải qua quá nhiều bước để nhận lệnh. Khiến cho các thiết bị thông minh trong nhà hoạt động chậm hơn so với bình thường. Ví dụ như việc sử dụng cảm biến chuyển động để bật đèn hành lang. Nhưng phải tốn từ 4-5 giây để đèn nhận lệnh. Lúc này đôi khi người dùng đã bước ra khỏi khu vực hành lang rồi.

Phụ thuộc lớn vào hệ thống Internet: Vì quá tình cần đẩy lệnh lên Server liên lục. Chính vì thế tộc độ mạng chậm cũng tất nhiên dẫn đến phản hồi thiết bị chậm. Hoặc khi mất internet, thiết bị sẽ không thể điều khiển được.

Liên quan đến vấn đề bảo mật: Việc chỉ truyền dữ liệu trực tiếp lên Server quản lý đôi khi sẽ làm mất dữ liệu người dùng. Hoặc thậm chí bị xâm phạm riêng tư khi kẻ xấu lợi dụng đường truyền internet.
Trong khi đó, với điều khiển cục bộ với bộ xử lý trung tâm tối ưu hơn trong việc phản hồi lệnh của thiết bị. Từ đó tạo trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng Smart Home. Đặc biệt là khắc phục mọi điểm yếu đã kể trên của hệ thống nhà thông minh không cục bộ.