7 nhược điểm của robot hút bụi thông minh
Phát ra tiếng ồn
Một trong những nhược điểm lớn nhất của robot hút bụi đó chính là gây ra tiếng ồn khi hoạt động.
Thông thường độ ồn trung bình của robot hút bụi rơi vào khoảng 70dB trở xuống. Mức ồn này sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn nếu như bạn tiếp xúc với chúng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành vấn đề nếu bạn phải nghe liên tục hàng giờ đồng hồ.
Chính vì thế, nếu muốn giải quyết vấn đề này, bạn có thể cài đặt cho robot hoạt động khi mà bạn vắng nhà nhé.
Kém hiệu quả hơn nếu gặp sàn nhà bừa bộn
Hạn chế tiếp theo của robot hút bụi mà bạn cần nắm được đó chính là nó có thể hoạt động kém hiệu quả nếu gặp phải sàn nhà bừa bộn.
Nếu trên mặt sàn có quá nhiều đồ vật bị bày ra một cách bừa bãi thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ hiệu quả của thiết bị này. Khi gặp phải nhiều vật cản, robot sẽ phải tìm cách đổi hướng liên tục, từ đó làm giảm hiệu quả làm sạch, đồng thời cũng làm thời gian hoạt động của robot nhiều hơn so với bình thường.
Nếu muốn khắc phục nhược điểm này của robot hút bụi, bạn nên sắp xếp đồ vật gọn gàng, ngăn nắp, loại bớt các vật cản trên bề mặt sàn trước khi robot làm việc.
Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn
Để sở hữu robot hút bụi thông minh thì ban đầu bạn có thể phải chi trả một khoản tiền khá lớn. Điều này đôi khi cũng chính là một hạn chế của robot hút bụi.
Chi phí để đầu tư robot hút bụi chính hãng, chất lượng có thể rơi vào khoảng từ 5 - 25 triệu đồng tùy vào từng dòng máy.
Ngoài ra, nếu muốn robot hoạt động hiệu quả, bạn có thể phải chi trả thêm một số khoản để thay thế cho các phụ kiện như màng lọc khí, chổi hút bụi, chổi quét… định kỳ 6 tháng một lần.
Đặc biệt, nếu sử dụng lâu dài, chắc chắn thời lượng pin sẽ bị giảm sút và bạn cần phải mất thêm chi phí để thay thế phụ kiện này. Và tất nhiên, chi phí thay thế pin cũng không hề rẻ chút nào. Nó có thể dao động từ vài trăm ngàn cho đến hàng triệu đồng tùy vào từng nhà sản xuất.
Chưa có chức năng leo cầu thang
Một trong những nhược điểm của robot hút bụi khá điển hình đó chính là nó chưa có khả năng leo các bậc cầu thang.
Các dòng robot hút bụi hiện nay chỉ có thể làm sạch trên bề mặt phẳng hoặc hiện đại hơn thì chỉ vượt qua được chướng ngại vật có độ cao từ 1,2 - 2cm.
Nếu muốn sử dụng để vệ sinh cho các tầng nhà khác nhau, bắt buộc bạn phải tự di chuyển nó từ tầng này qua tầng khác.
Máy móc có thể bị ảnh hưởng nếu bạn “quên” vệ sinh
Nếu muốn robot hút bụi hoạt động hiệu quả, các bộ phận máy không bị ảnh hưởng thì tất nhiên bạn phải mất thời gian vệ sinh, làm sạch thiết bị này định kỳ từ 2 - 3 tháng một lần.
Phải vệ sinh máy định kỳ là 1 nhược điểm của robot hút bụi thông minh
Trong trường hợp bạn “quên” không vệ sinh thì các bộ phận của máy có thể bị ảnh hưởng, từ đó cũng làm giảm hiệu quả làm sạch của thiết bị này.
Không lau sạch như người
Nếu bạn đang có suy nghĩ robot hút bụi hoạt động hiệu quả và sạch sẽ như con người thì điều này không phải lúc nào cũng đúng 100%.
Hiệu quả làm sạch không bằng con người là 1 nhược điểm của robot hút bụi thông minh
Mặc dù thiết bị thông minh này được nhiều người đánh giá cao về khả năng hút bụi, thế nhưng nó cũng phải “đầu hàng” với những vết bẩn khó nhằn.
Bên cạnh đó, trong quá trình robot hoạt động, khăn lau cũng không thể được làm sạch liên tục, lượng nước trong khăn lau cũng hạn chế, đồng thời lực đẩy của robot chắc chắn không thể so sánh với lực đẩy của con người nên hiệu quả làm sạch không bằng con người là có thể dễ hiểu.
Nếu muốn khắc phục tình trạng này, chỉ có cách là bạn phải thường xuyên thay thế két nước để tăng thêm hiệu quả làm sạch sàn nhà khi robot hoạt động mà thôi.
Thời gian làm sạch không nhanh như bạn nghĩ
Điểm hạn chế cuối cùng của robot hút bụi thông minh đó chính là thời gian làm sạch của chúng khá lâu.