Ánh sáng và cảm xúc có mối quan hệ gì với nhau? Ứng dụng Smart Home có lợi ích gì?
Ánh sáng từ lâu đã không còn gói gọn trong chức năng chiếu sáng thông thường mà còn tác động đáng kể lên cảm xúc và sức khỏe con người. Trong khi ánh sáng màu vàng giúp con người thư thái thì ánh sáng màu trắng đem lại sự tập trung tỉnh táo. Tại sao lại như vậy?
Hãy cùng khám phá và tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Năm 2017, giải Nobel y học đã được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ trong các nghiên cứu về ánh sáng đối với nhịp sinh học ( hay còn gọi là đồng hồ sinh học) của con người. 2 yếu tố này có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Trước tiên chúng ta cần hiểu về đồng hồ sinh học.
1. Đồng hồ sinh học là gì?
Đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học được định nghĩa là những phản ứng của cơ thể, bao gồm các quá trình sinh lý, sinh hóa và trao đổi chất (physiology and metabolism) diễn ra trong một chu kỳ có độ dài gần 24h.
Đồng hồ 24h kiểm soát các chức năng của cơ thể như: thời gian ngủ, sự thèm ăn, thân nhiệt, nồng độ các hormone, hệ thống miễn dịch của cơ thể,...
Tham khảo chi tiết về đồng hồ sinh học: tại đây
2. Ánh sáng với đồng hồ sinh học có mối liên hệ như thế nào?
Đầu vào của máy tạo nhịp sinh học chủ yếu là chu kỳ sáng/tối (thông qua các tế bào ipRGCs). Thông qua đây, ánh sáng sẽ là tín hiệu điều khiển 3 loại hoocmon quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học là:
Melatonin làm cho bạn mệt mỏi, làm chậm các chức năng và làm giảm khả năng hoạt động để cơ thể có thể nghỉ ngơi.
Cortisol mặt khác là một hoóc môn căng thẳng được sản xuất từ khoảng 3 giờ sáng. Nó kích thích sự trao đổi chất và lập trình cơ thể cho chế độ ban ngày.
Serotonin hoạt động như một chất kích thích và động lực thúc đẩy.
Chu kỳ tiết ra và ức chế của melatonin và cortisol theo nhịp ngày đêm sẽ được thể hiện theo hình sau:
Melatonin sẽ được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, nó là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giấc ngủ của bạn để tái tạo năng lượng cho ngày tiếp theo. Hormone này còn liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc điều hòa các quá trình nội tiết, thần kinh, miễn dịch và hành vi.
Khi tiếp xúc với ánh sáng không phù hợp, ngăn cản sự tiết ra loại hoocmon này khiến bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc,...Về lâu dài có thể gây ra rối loạn nhịp sinh học, thậm chí có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như béo phì, tim mạch, rối loạn cảm xúc,...
3. Làm thế nào để tối ưu ánh sáng cho cuộc sống của chúng ta?
Con người đã trải qua hàng triệu năm thích nghi với ánh sáng tự nhiên, giúp điều hòa nhịp nhàng lượng hoocmon melatonin và cortisol theo các thời điểm khác nhau trong ngày. Ngày nay dưới ánh sáng nhân tạo, sự phân biệt giữa ngày và đêm ngày càng trở nên rút ngắn. Con người có xu hướng thức khuya, thường xuyên xem điện thoại, máy tính,..gián đoạn chu trình bài tiết melatonin, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Nhưng không vì thế mà không có cách để giải quyết vấn đề này. Khoa học công nghệ phát triển đã giúp cho các nhà sản xuất tạo ra những giải pháp, sản phẩm chiếu sáng ‘động’, cho khả năng mô phỏng lại ánh sáng tự nhiên trong chính không gian sống và làm việc.
Theo đó, ứng dụng các giải pháp chiếu sáng thông minh trong Smart home để điều khiển cường độ, màu sắc ánh sáng theo thời gian thực phù hợp với các hoạt động, tâm trạng của người sử dụng. Không chỉ vậy, với kết nối qua Internet, còn có thể tạo các kịch bản ánh sáng cho cuộc sống hạnh phúc và tiện nghi hơn.
Có thể kết luận rằng, quan tâm đến ánh sáng là một việc làm quan trọng để tối ưu tâm trạng và bảo vệ sức khỏe. Hiểu đúng và đủ về ánh sáng, sẽ giúp bạn lựa chọn những giải pháp chiếu sáng phù hợp, nâng tầm chất lượng cuộc sống.