Tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt (như hình bên dưới).

Tháo chốt giữ quạt

Tháo chốt giữ quạt

Bật nắp trước máy lạnh theo chiều hướng lên trên.

Bập nắp để thấy màng lọc phía sau

Bập nắp để thấy màng lọc phía sau

Tháo tấm lọc bụi ra khỏi thân máy > Đem đi xịt rửa vệ sinh sạch bụi bẩn.

Tháo tấm lọc bụi ra để dễ dàng xịt rửa

Tháo tấm lọc bụi ra để dễ dàng xịt rửa

Bước 3: Tháo lắp và vệ sinh bên trong cục lạnh

Dùng tua vít 4 cạnh để tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh.

Tháo lớp vỏ áo của máy

Tháo lớp vỏ áo của máy

Tháo vỏ máy bên ngoài, chúng ta sẽ thấy được bộ phận cần vệ sinh bên trong (dàn trao đổi nhiệt).

Bộ phận bên trong của máy lạnh

Bộ phận bên trong của máy lạnh

Bọc cục lạnh lại bằng bọc chuyên dụng để tránh nước văng tung tóe trong khi vệ sinh.

Bọc chuyên dụng để nước không bị văng ra trong khi rửa

Bọc chuyên dụng để nước không bị văng ra trong khi rửa

Lưu ý dùng khăn khô hoặc bọc ni lông để bọc khu vực mạch điện lại để tránh nước văng vào làm chập điện, gây hư hỏng.

Bọc bo mạch điện tử lại phòng trường hợp nước bắn trúng

Bọc bo mạch điện tử lại phòng trường hợp nước bắn trúng

Dùng vòi xịt để xịt rửa vệ sinh bụi bẩn, nấm mốc bám trên cục lạnh.

Rửa bụi bẩn, nấm mốc bằng vòi xịt

Rửa bụi bẩn, nấm mốc bằng vòi xịt

Lưu ý: Khi xịt bạn không được xịt trực tiếp vào khu vực bo mạch điện tử.

Xịt rửa cánh quạt lồng sóc. Đây là bộ phận nằm bên trong chứa khá nhiều bụi bẩn cần vệ sinh.

Quạt lồng sóc cũng cần phải vệ sinh

Quạt lồng sóc cũng cần phải vệ sinh

Xịt rửa, vệ sinh bộ lọc không khí đã được tháo ra.

Xịt rửa màng lọc dễ dàng với vòi xịt

Xịt rửa màng lọc dễ dàng với vòi xịt

Bước 3: Vệ sinh dàn nóng

Tháo vỏ bảo vệ mặt trước bằng cách nạy các ngàm giữ.

Tháo vỏ bảo vệ

Tháo vỏ bảo vệ

Xịt rửa cánh quạt, các góc bên trong cục nóng để sạch bụi bám vào.

Xịt rửa bên trong dàn nóng

Xịt rửa bên trong dàn nóng

Xịt rửa bụi bẩn bám ở phía sau cục nóng.

Vệ sinh mặt sau

Vệ sinh mặt sau

Xịt rửa vỏ bảo vệ cục nóng đã tháo ra trước đó.

Vệ sinh vỏ bảo vệ

Vệ sinh vỏ bảo vệ

Lưu ý không xịt nước trực tiếp vào phần mạch điện.

Mạch điện cần đảm bảo khô ráo

Mạch điện cần đảm bảo khô ráo

Dùng khăn khô lau lại toàn bộ thân máy để làm sạch nước còn đọng lại.

Dùng khăn khô lau cục nóng

Dùng khăn khô lau cục nóng

Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh, nạp thêm nếu thiếu

Gas giúp hơi được làm lạnh trước khi thoát ra ngoài không khí. Vậy nên bạn cần kiểm tra liệu máy còn đủ gas hay không, nếu thiếu thì có thể bơm thêm vào theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra bạn cần kiểm tra xem gas có bị rò rỉ hay không.

Kiểm tra gas trước tiên bạn tháo ốp bảo vệ mạch điện bằng tua vít 4 chấu.

Tháo ốp bảo vệ mạch điện

Tháo ốp bảo vệ mạch điện

Kết nối đồng hồ đo gas với ống gas trên cục nóng để tiến hành đo.

Kết nối ống ga với đồng hồ đo ga

Kết nối ống ga với đồng hồ đo ga

Dùng Ampe kế để đo dòng điện trên máy.

Sử dụng Ampe kế để đo

Sử dụng Ampe kế để đo

Đối chiếu áp suất gas trên đồng hồ gas và dòng điện trên Ampe kế với các thông số từ nhà sản xuất. Từ đó tính ra máy lạnh của bạn có bị thiếu gas hay không?

Đối chiếu kết quả

Đối chiếu kết quả

Bước 5: Vệ sinh tổng thể và dọn dẹp khu vực xung quanh

Sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ cục nóng và cục lạnh, bạn lắp lại y hệt như lúc tháo ra > Dùng khăn sạch để lai lại tổng thể toàn bộ cục nóng và cục lạnh.

Lau lại dàn lạnh bằng khăn khô

Lau lại dàn lạnh bằng khăn khô

Bước 6: Kiểm tra máy lạnh lần cuối

Bạn sử dụng remote khởi động lại máy lạnh, hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra máy có hoạt động bình thường hay không.

Kiểm tra lại liệu máy có hoạt động bình thường hay không