Cơn sốt Google Assistant và tính năng giọng nói tiếng Việt
Hiện nay, các giải pháp điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói “voice control” và số lượng người sử dụng tính năng này đang tăng nhanh chóng. Ngày càng nhiều các sản phẩm mới được phát triển từ phần mềm nhận diện giọng nói, tích hợp trí tuệ nhân tạo ra mắt tại các triển lãm công nghệ lớn trên thế giới. Những cái tên nổi cộm trong lĩnh vực này được kể đến như Apple Siri, Google Assistant, Cortana,.... các công nghệ này tồn tại trên hầu hết mọi thiết bị thông minh hiện đại trên thế giới như Smartphone, Smart TV và Smart Home.
Nghiên cứu mới đây của Google cho thấy, 55% người dùng dưới 18 tuổi tại Mỹ thường dùng các "trợ lý ảo - voice control” hơn một lần mỗi ngày. Còn Forrester Research cũng đã khảo sát 1.168 người và nhận thấy một lượng lớn người dùng đã sử dụng công nghệ này để gửi tin nhắn, 46% dùng cho việc tìm kiếm, 40% tìm đường và 38% để ghi chú.
Đơn vị nhà thông minh đầu tiên tích hợp Google Assistant để giải pháp hoàn thiện hơn Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng công nghệ giọng nói đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát triển, nhất là mong muốn tích hợp được với công nghệ của Google Assistant để giải pháp toàn diện hơn. Các sàn thương mại điện tử cũng đang phát triển ứng dụng mua sắm trên điện thoại chỉ cần sử dụng giọng nói để tra cứu sản phẩm.
Các công ty công nghệ cũng cần trang bị “trợ lý ảo” trong mô hình nhà thông minh để có thể điều khiển các thiết bị trong nhà đa dạng và hoàn hảo hơn. Tuần vừa qua, thông tin về một đơn vị nhà thông minh Việt Nam được Google Assistant duyệt chứng chỉ kết nối được công bố trên thị trường đã thu hút sự chú ý và hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng. Theo đó, những người lắp đặt và sử dụng nhà thông minh sẽ được hưởng rất nhiều các tiện ích từ việc tích hợp này. Đặc biệt, Google Assistant sẽ hỗ trợ chủ nhà điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt để điều khiển toàn bộ các thiết bị trong nhà theo ý muốn. Theo đại diện Việt Nam, để được kết nối và làm việc với Google Assistant, đòi hỏi các sản phẩm của đơn vị phải đạt chất lượng quốc tế và vượt qua quá trình kiểm duyệt khắt khe theo tiêu chuẩn của Google.
Cụ thể các bước để Google cấp chứng chỉ, phía đã phải chuẩn bị thiết bị và thực hiện kiểm tra các lệnh đồng bộ thiết bị, điều khiển thiết bị, cảnh theo yêu cầu của Google. Quá trình kiểm tra được thực hiện tự động bằng một trình giả lập các truy vấn người dùng đến trợ lý ảo Google Assistant. Quy trình này cũng gặp nhiều khó khăn bởi đôi khi trợ lý ảo nhận diện sai lệnh điều khiển, với từng loại thiết phải sẽ tuân thủ theo từng yêu cầu khác nhau và đòi hỏi các kỹ sư của phải thực hiện từng bước và hoàn thiện để vượt qua.