Những lưu ý trước khi lắp nhà thông minh
Thiết kế
Nhà thông minh cũng giống như bao ngôi nhà bình thường khác. Vì thế trước khi lắp đặt nhà thông minh cần phải có bản vẽ thiết kế cũng như các chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn về vấn đề này. Tuy nhiên trong khi thiết kế xây dựng nhà thông minh thì bạn cần chú ý vì một số công năng của nó sẽ rất khác so với những ngôi nhà thông thường. Trong bản vẽ thiết kế sẽ có sơ đồ bố trí các thiết bị điện. Bạn nên xem xét thật kỹ và có những lựa chọn đúng đắn để đặt các thiết bị điện sao cho phù hợp nhất.
Nhu cầu sử dụng
Là chủ nhà, bạn cần trao đổi rõ ràng nhu cầu của mình với đội ngũ các chuyên viên, kỹ sư đến khảo sát lắp đặt ngôi nhà, từ đó sẽ tư vấn sản phẩm, giải pháp phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn. Ví dụ: bạn muốn điều khiển đèn tự động tắt/bật ở từng không gian, muốn lắp điều khiển cảnh đa năng ở cạnh cửa ra vào hay cửa phòng ngủ,... kỹ sư lên bản vẽ thiết kế theo yêu cầu và điều kiện của ngôi nhà, tính toán phương án lắp đặt các thiết bị sao cho phù hợp mà không làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Điều này sẽ tránh lãng phí tài chính, thời gian của bạn và còn dễ dàng cho đơn vị thiết kế.
Mức độ tương thích giữa các thiết bị
Ưu điểm và tiện ích nổi bật của nhà thông minh được nhắc đến nhiều nhất đó là cho phép người dùng điều khiển thiết bị từ xa bằng giọng nói hoặc bằng điện thoại thông minh smartphone. Thế nhưng, mỗi thương hiệu lại chọn cho mình hệ thống thiết bị công nghệ một giao thức riêng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau, ví dụ như sử dụng sóng Zwave, Zigbee, Bluetooth, Wifi… Hiện nay, có một số hệ sinh thái nhà thông minh nổi tiếng như Google Home, Apple HomeKit hay là Alexa, và không phải lúc nào tất cả thiết bị thông minh đều hỗ trợ các nền tảng này. Bạn nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm sao cho chúng cùng thuộc một hệ sinh thái thì khi ấy mới có thể hoạt động được nhé!
Cài đặt hệ thống
Sau khi đã thống nhất được phương án nhà thông minh và các thiết bị nhà thông minh cần lắp đặt, người dùng có thể cân nhắc việc tự mình triển khai lắp đặt, hoặc thuê đội ngũ thi công để đơn giản và nhanh chóng hóa mọi công việc tùy theo nhu cầu của mình.
Khi đã lắp đặt xong toàn bộ hệ thống, bạn cần tìm hiểu cách sử dụng những sản phẩm thông minh và các phần mềm ứng dụng điều khiển liên quan, thông thường là ứng dụng trên thiết bị điện thoại di động hoặc máy tính bảng, lên cách kịch bản hoạt động khác nhau của nhà thông minh theo mong muốn và kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống có tốt hay không.
Hầu hết thiết bị trong nhà thông minh đều kết nối với internet, có thể dùng smartphone trực tiếp điều khiển. Vì vậy, việc rò rỉ thông tin cá nhân luôn là nỗi lo thường trực khi sử dụng nhà thông minh. Thêm vào đó, trong quá trình thiết lập nhà thông minh, sẽ yêu cầu cấp quyền truy cập vào camera, định vị hay là micro, và những dữ liệu này sẽ được gửi về các nhà sản xuất. Bạn cần cân nhắc cấp quyền cho chúng, đồng thời ưu tiên các sản phẩm mà bạn được quyền kiểm soát dữ liệu của bạn.
Tìm hiểu thêm sản phẩm nhà thông minh tại https://samtech.vn