Những thiết bị điện "ngốn điện" nhất trong nhà – và cách sử dụng tiết kiệm hơn
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao hóa đơn tiền điện hàng tháng luôn cao dù bạn cảm thấy “xài cũng không nhiều”? Thực tế, một số thiết bị điện trong nhà tiêu thụ điện năng lớn hơn bạn tưởng – đặc biệt khi dùng sai cách hoặc không được bảo trì thường xuyên. Hãy cùng Samtech điểm mặt những “thủ phạm ngốn điện” phổ biến và cách sử dụng thông minh hơn để tiết kiệm chi phí mỗi tháng.

TOP 10 thiết bị "ngốn" điện nhất trong nhà bạn mùa hè

1. Máy lạnh (điều hòa)
Đây là “quán quân” tiêu thụ điện vào mùa hè. Máy lạnh có công suất lớn, thường hoạt động liên tục trong nhiều giờ liền.
👉 Cách tiết kiệm điện:
Luôn đặt nhiệt độ từ 26–28°C
Kết hợp với quạt để tăng hiệu quả làm mát
Vệ sinh lưới lọc định kỳ mỗi 2–4 tuần
Tắt nguồn hẳn nếu không sử dụng

2. Tủ lạnh
Là thiết bị chạy 24/7, tủ lạnh cũng chiếm phần lớn trong hóa đơn điện hàng tháng, nhất là khi dùng không đúng cách hoặc dòng máy cũ, không có inverter.
👉 Cách tiết kiệm điện:
Đừng mở cửa quá lâu hoặc quá thường xuyên
Không để thực phẩm quá đầy hoặc quá trống
Vệ sinh dàn lạnh và phía sau tủ định kỳ
Ưu tiên tủ lạnh inverter tiết kiệm điện đến 30–50%

3. Máy nước nóng
Máy nước nóng gián tiếp hoặc trực tiếp đều tiêu tốn điện đáng kể nếu không kiểm soát thời gian sử dụng.
👉 Mẹo sử dụng thông minh:
Không bật máy liên tục
Lắp đặt thêm cầu dao hẹn giờ tắt
Ưu tiên dòng máy có công nghệ tiết kiệm điện và chống giật

4. Bếp điện – bếp từ
Công suất cao, thời gian đun nấu kéo dài (đặc biệt trong gia đình đông người) khiến bếp từ, bếp hồng ngoại cũng tiêu hao điện đáng kể.
👉 Giải pháp tiết kiệm:
Sử dụng nồi có đáy phẳng, đúng kích thước vùng nấu
Đậy nắp khi nấu để giữ nhiệt tốt hơn
Không nên “hâm lại” quá nhiều lần
Tắt bếp vài phút trước khi thức ăn chín (tận dụng nhiệt dư)

Điểm danh những thiết bị 'ngốn điện' nhất trong nhà bạn

5. Máy giặt
Tuy ít dùng hơn các thiết bị khác, nhưng máy giặt tiêu tốn đáng kể điện và nước, đặc biệt khi dùng chế độ nước nóng hoặc sấy.
👉 Cách dùng tiết kiệm:
Gom đủ quần áo để giặt theo đúng tải trọng
Hạn chế chế độ nước nóng (trừ khi thực sự cần thiết)
Ưu tiên máy giặt inverter, tiết kiệm nước và điện

6. Thiết bị chờ (standby): TV, đầu thu, sạc, máy tính
Rất nhiều thiết bị vẫn âm thầm tiêu thụ điện ngay cả khi bạn đã “tắt” – vì chúng vẫn ở chế độ chờ.
👉 Giải pháp:
Rút phích cắm sau khi sử dụng
Dùng ổ cắm thông minh có hẹn giờ hoặc công tắc riêng
Tắt máy tính hoàn toàn nếu không dùng trong vài tiếng

Tổng kết: Làm sao để kiểm soát điện năng tốt hơn?
✅ Dùng thiết bị có nhãn năng lượng (5 sao, inverter...)
✅ Trang bị ổ cắm thông minh, công tắc điều khiển từ xa
✅ Lập “checklist” thiết bị cần tắt/ngắt khi rời nhà
✅ Lắp đặt thiết bị đo công suất tiêu thụ để phát hiện thiết bị “ngốn điện” bất thường